Tai nghe 1MORE Classic
349.000 ₫ – Miễn phí!Hết hàng
Hết hàng
Mô tả sản phẩm
1More là một hãng tập trung làm sản phẩm giá rẻ, dưới 1 triệu đồng nên tất nhiên những dòng sản phẩm này cũng được người dùng đón nhận nồng nhiệt nhất. E1003 là chiếc tai nghe đặc biệt nhất, vì đây có lẽ là chiếc tai nghe có lịch sử lâu nhất của hãng, cũng như là một sản phẩm thành công nhất.
Đập hộp
Thiết kế
Khi lần đâu tiên mới nhìn vào thiết kế E1003, người dùng, nhất là những dùng Việt Nam sẽ rất ngỡ ngàng vì chiếc tai nghe này giống hệt chiếc Xiaomi Piston 2.1. Suy nghĩ đầu tiên chắc chắn đó là 1More đã copy nguyên thiết kế từ Xiaomi để dễ bán hàng hơn. Nhưng sự thật không phải như vậy. Trong những ngày đầu, 1More là một công ty khởi nghiệp nhỏ nên không có nhiều vốn để đầu tư làm sản phẩm. 1More và nhà đâu tư Xiaomi đã bắt tay để cùng sản xuất tai nghe. Xiaomi “trợ cấp” cho 1More một số tiền để thiết kế lên một chiếc tai nghe, từ bên ngoài tới chất âm bên trong. Sau đó tai nghe được bán ra thị trường với cái tên Piston, và dành được rất nhiều thành công trên thị trường. Ngay trên hộp của Xiaomi Piston cũng có dòng “1More design” để thể hiện rõ đây là 1 sản phẩm của sự hợp tác giữa 1More và Xiaomi. Sau khi ra các sản phẩm mới như 3.0, 4.0 Iron thì Xiaomi đã không còn dùng thiết kế cũ nữa. Nhưng 1More vẫn tiếp tục cải tiến, hoàn thiện và ra mắt E1003, chiếc tai nghe mà chúng ta có ở đây
Vì là người kế nhiệm thiết kế Piston 2.1 nên tất nhiên E1003 không quá khác chiếc tai nghe từ Xiaomi. Tai nghe có housing dạng cord down, với mặt ngoài khá lớn. Mặt ngoài tai nghe có một lỗ nhỏ để thoát âm, chống hiện tượng vọng và vang. Thân housing được thiết kế với nhiều đường tròn đồng tâm, có lẽ đây là thiết kế yêu thích của hãng nên các sản phẩm của 1More đều có phần này. Housing này được làm từ nhôm nên khá nhẹ. Phần ống nozzle của tai nghe khá lớn hơn trung bình các tai nghe bây giờ một chút, nên cũng phải sử dụng các loại tips có phần vào lớn hơn bình thường một chút. Thay vì có phần mic trên dây làm tai nghe trở nên nặng hơn thì hãng tích hợp luôn phần điều khiển vào phần chia dây. Đây là phần control talk đầy đủ, với 3 phím và một lỗ mic. Phần này cũng được làm phay khá đẹp. Phần dây dưới được bọc dù chống gãy đứt, bện khá chắc nên có lẽ sẽ không bị bông lên. Phần jack là jack chữ I, đầu 3.5mm mạ vàng. Nhìn chung, E1003 có thiết kế chắc chắn, tiện dụng. Xiaomi đã rất thành công với thiết kế này và rất thành công, tại sao phải chỉnh sửa nữa chứ?
Phụ kiện đi kèm theo tai rất cơ bản, 3 bộ típ, 1 chiếc kẹp và sách hướng dẫn sử dụng
Chất âm
Chiếc Xiaomi Piston 2.1 trước đây thành công không phải vì có thiết kế màu mè, đặc biệt hay tích hợp bất cứ công nghệ cao cấp nào như Hybrid, hi-res… mà đơn giản là có chất âm nổi bật trong tầm giá. Và là phiên bản kế nhiệm nên E1003 vẫn có được chất âm mà rất nhiều người thích đó. Về tổng thể, tai nghe không nhấn nhiều vào dải nào, với nền âm hơi ngả về hướng tối và đầm, nhưng có âm treble cực kì giàu năng lượng nên chất âm vẫn không bị ù tối
Bass
1M301 là một tai nghe hơi nhấn nhẹ vào dải trầm, thì với E1003 hãng làm phần này cân bằng hơn, không nhấn nhá nhiều nữa. Có lẽ E1003 được thiết kế để đeo thẳng vào tai luôn chứ không có ống nozzle dạng chéo như 1M301 nên hãng không cần phải làm phần này dày lên. Trên thực tế bass của E1003 vẫn đủ dùng, để nghe nhiều loại nhạc. Bass được chơi khá gọn tại một điểm chứ không lan sang 2 bên tai. Với bài Celtic Mary của Cercile Corbel, trống được chơi hơi lùi về phía sau, không ảnh hưởng tới phần giọng ca sĩ và tiếng đàn harp. Bass chơi nhẹ nhàng hơn so với 1M301 một chút, bass bài The rainbow connection cũng vẫn nổi lên, nhưng không tròn và đầy lên như ở 1M301. Nhưng may mắn là độ chi tiết ở dải này vẫn được giữ khá tốt. Tiếng trống đập xuống làm người nghe cảm nhận được độ rung chứ không thành “một đống” khó nghe.
Bass được nhấn nhẹ vào việc chơi sâu hơn là tạo cảm giác punchy. Phần sub bass của tai nghe xuống cũng khá sâu đối với một tai nghe với tổng thể chất âm khá sáng như E1003. Tất nhiên, E1003 cũng vẫn có roll off nhẹ và phần sub bass này được khiểm soát khá tốt, nên không gằn và tất nhiên là không làm tối nền âm. Thậm chí nền của E1003 còn sáng hơn so với 1M301 một chút vì phần sub bass, tuy xuống cũng sâu bằng, nhưng rất gọn, không mang hướng ấm. Phần mid bass được chơi nhanh, gọn, nhẹ nên có thể nói là đủ nghe, tốt với các bài cần tốc độ cao chứ không dành để chơi các bài Dance, pop cần nhiều phần này. Có lẽ sự “cứu cánh” của phần này đó là tai nghe tuy không nhiều bass, nhưng những âm tạo ra được đều được gom vào 1 điểm nên vẫn dễ nghe, dễ nhận ra. Bài Faded với đoạn điệp khúc có nhiều bass nền, 1M301 chơi có vẻ đầy đặn hơn, E1003 tuy không có nhiều bass nhưng đủ để chơi một cách đầy đủ. Phần bass tốc độ cao cũng làm bài này có cảm giác tiết tấu nhanh lên một chút. Để tóm gọn lại, E1003 không có phần bass nhiều lượng để dành cho những bản Dance, EDM cần thật nhiều bass, nó tập trung vào việc chơi tốc độ cao, đủ lượng để chơi nhiều để loại nhạc hơn.
Mid
Bass được làm gọn gàng nên phần mid có không gian diễn thoải mái, không bị bass che lấp. Mid làm khá sáng, có nhấn nhẹ vào dải high mid. Mid của E1003 tuy khá sáng nhưng có cảm giác tự nhiên hơn âm mid có phần điện tử của 1M301. Cũng vì vậy nên E1003 thiên về thể hiện các bản nhạc Folk, Jazz hơn so với nhạc Pop và Dance của 1M301. Một trong những ca sĩ mà E1003 thể hiện rất tốt đó là ca sĩ nữ Emily Loizeau
Ở bài Je Ne Sais Pas Choisir, giọng ca sĩ này trong, sáng, vẫn đủ airy để tạo sự nhẹ nhàng nhưng vẫn đủ âm giọng để tạo sự chắc chắn. Mid của E1003 không ngọt, mà khá thanh nhưng giọng ca sĩ người Pháp này vẫn rất dễ nghe, tự nhiên. Bài Mary của ca sĩ Cécile Corbel được chơi sáng, giọng ca sĩ đầy đặn và giàu năng lượng. Tuy lên khá cao nhưng mid của E1003 lại không bị sibalance, kể cả những bản nhạc dễ dính sibalance như Scarborough Fair của Yao Si ting
Tuy không có chất điện tử như của 1M301, nhưng E1003 vẫn chơi được Pop có giọng ca sĩ khá tốt. Giọng Adam Levine của ban nhạc Maroon 5 nổi bật lên trong bài She will be loved. Như đã nói ở trên, bass được chơi rất gọn nên giọng ca sĩ luôn luôn nổi bật, không bao giờ bị hiện tượng lấn cả. Độ chi tiết của phần mid cũng như toàn thể chất âm của E1003 cũng là điều đáng nói. Mid được đưa rất tiến lên giữa đầu người nghe nên những tiếng lấy hơi, khàn giọng đều được thể hiện ra, rất dễ nhận biết. Đây là một âm mid khá hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu nghe tạp cao.
Treble
Điều mà E1003 nổi bật nhất có lẽ là dải treble. Tất nhiên, để chất âm cân bằng thì bass và mid đều phải được làm tự nhiên nhất có thể, nhưng hãng đã làm ra một âm treble mà ít tai nghe ở tầm giá này có thể làm được. Treble khá giàu năng lượng. Mình có thử các bài Jazz nhẹ tới nhạc hòa tấu như Madnug, E1003 chưa bao giờ cho cảm giác bị thiếu treble cả. Không thiếu nhưng cũng không thừa, treble vẫn có vị trí nhất định của nó và lấn vào các dải khác. Cách E1003 thể hiện treble cũng rất tốt nếu tính tới việc tai nghe có giá dưới 1 triệu đồng. Treble lên đủ cao, tất nhiên là có roll off
Treble thuộc dạng hơi ngọt nhẹ, không sắc và lạnh, nhưng đủ để thể hiện được tiếng Crash trong Take Five. Bài dance Faded chơi trên E1003 tuy không có nhiều bass như 1M301 nhưng lại có phần treble rất tuyệt vời, chơi đầy không gian nhạc khiến bài nhạc có một không khí mới. Với những treble-head cần thật nhiều lượng thì đây không phải là chiếc tai nghe để hướng tới, vì trên thị trường còn rất nhiều tai nghe có phần treble sắc lạnh và nhiều lượng hơn nhiều. Nhưng với những ai muốn có chất âm cân bằng, với dải treble tốt nhất có thể ở tầm giá này thì E1003 là một tai nghe không thể bỏ qua.
Tổng kết
Ưu điểm
– Giá bán thấp
– Thiết kế chắc chắn, tiện dụng
– Có mic với đầy đủ nút bấm
– Chất âm đầy đặn, sáng nhưng dễ nghe
Nhược điểm
– Thiết kế đơn giản, không nổi bật
– Đầu nozzle hơi lớn hơn tiêu chuẩn một chút